1. Tác hại của mối đối với nhà ở, công trình xây dựng.
Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên công trình kiến trúc đứng trước nguy cơ bị mối xâm nhập làm tổ, xông phá hoại là rất cao và thường trực. Mối thuộc nhóm côn trùng bầy đàn (ong, kiến…), có tính tổ chức, kỷ luật trật tự rất cao. Mối chúa là cỗ máy sinh sản khủng, trung bình mỗi ngày đẻ 2.000 đến 2.500 trứng.Tổ mối nằm sâu trong lòng đất, trong kết cấu gỗ, khe hở tường, hộp kỹ thuật hoặc trong các panel của công trình. Mối phá hủy, gây thiệt hại lớn đến tài sản, kết cấu, các trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu lưu trữ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đối với các tổ mối lớn dưới nền móng, chân công trình có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu, độ ổn định, tuổi thọ của công trình.
Mối có nhiều chủng loại, nhưng cơ bản chia làm hai nhóm chính là mối nhà (mối gỗ) và mối vườn (mối đất).
Coptotermes formosanus Shir thuộc chủng loại mối nhà (mối gỗ); mối chúa có sức sinh sản rất nhanh, một ngày đẻ từ 2.000 đến 2.500 trứng; mối thợ có sức huỷ hoại công trình rất nhanh, nhất là các kết cấu gỗ, ngoài ra chúng còn làm mục, vỡ tường do tiết ra dịch axít trên đường đi tìm thức ăn, gây chập điện do xông, phá đường cap điện ngầm, tủ điện, hộp kỹ thuật, điều khiển…trong nhà ở, công trình xây dựng. Tổ mối có thể tồn tại tới 100 năm.
Odontotermes hainanensis thuộc chủng mối ở gò, vườn, đồi (mối đất). Chủng này thường đùn, đắp đất nổi tạo ra những khoang, lỗ rỗng lớn dẫn đến lún, sụt nền công trình, nức tường, trần nhà; ngoài ra chúng còn có khả năng phá được nhiều loại gỗ rắn, cứng, cây xanh, sách, tài liệu cũ…
Bởi vậy, thiệt hại do mối, mọt…gây ra cho công trình kiến trúc hàng năm là rất lớn, thậm chí không thể khôi phục, khắc phục được (hồ sơ, tài liệu, bảo vật …lưu trữ); một khoản tiền, ngân sách lớn của nhà nước, gia đình, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân phải bỏ ra cho công tác khắc phục, sửa chữa những thiệt hại do mối gây ra mà hậu quả để lại thì không thể lường trước được.
Trước thực trạng đó, nhà nước đã đưa ra hàng loạt các quy phạm, tiêu chuẩn cho công tác xử lý mối như: QPVN 16-79 năm 1981 “Quy phạm tạm thời về công tác phòng chống mối cho các công trình xây dựng”; TCXD 204-1998 “Bảo vệ công trình xây dựng, phòng chống mối cho các công trình xây dựng mới”; TCVN 7958-2008 “Bảo vệ công trình xây dựng, phòng chống mối cho công trình xây dựng mới”; TCVN 8268-2009 “Bảo vệ công trình xây dựng, diệt và phòng chống mối cho công trình xây dựng đang sử dụng”…
2. Các yêu cầu kỹ thuật trong phòng trừ mối cho công trình xây dựng mới:
– Cần khảo sát, kiểm tra phát hiện để xử lý diệt các tổ mối có sẵn trong khu vực mặt bằng xây dựng công trình (trong phạm vi và khuôn viên liền kề).
– Cần tạo được lớp hàng rào hóa chất bảo vệ bao quanh (hào bao ngoài, bao trong) công trình, ngăn chặn không cho mối từ môi trường xung quanh di chuyển vào bên trong công trình để gây hại.
– Cần tạo được lớp hàng rào hóa chất trên toàn bộ mặt nền, cầu thang trước khi lát gạch, đá, gỗ…; ngăn chặn không cho mối cánh xâm nhập làm tổ trong nền móng công trình vào mùa mối giao hoan phân đàn; ngăn chặn không cho mối từ môi trường xung quanh di chuyển vào bên trong công trình để gây hại theo hướng từ dưới xông lên bề mặt công trình.
– Cần tạo được lớp hàng rào hóa chất trên bề mặt tường tiếp đất, nền móng trước khi trát áo, sơn…hoàn thiện nhằm ngăn chặn không cho mối từ môi trường xung quanh di chuyển vào bên trong công trình để gây hại theo hướng đi ngầm trong kết cấu tường để xông phá công trình.
– Cần phun, ngâm, tẩm hóa chất phòng mối cho tất cả các cấu kiện gỗ, thạch cao, gốc cellulose trước khi lắp đặt vào công trình.
3. Các biện pháp kỹ thuật xử lý phòng chống mối cho công trình xây mới của Công ty TNHH Phòng trừ Mối và Khử trùng:
3.1: Xử lý tạo hào phòng chống mối bên ngoài công trình (Hào bao ngoài).
– Tác dụng của biện pháp: Hình thành hàng rào, mạng lưới hoá chất lưu tồn tại phần đất sát chân tường phía ngoài công trình nhằm ngăn chặn, cản trở mối xâm nhập từ bên ngoài vào trong công trình hoặc từ dưới nền dất theo tường lên phần trên của công trình theo hướng tiếp xúc, xâm nhập bằng cách tạo ra hệ thống đường đi ngầm trong tường nhà tiếp đất phía ngoài ở mặt nền tầng 1công trình.
– Biện pháp xử lý: Đào hào rộng 40-50cm, sâu 60-80cm sát chân tường phía ngoài công trình. Lấp đất hoặc cát trở lại hào, đồng thời tiến hành xử lý phần đất hoặc cát đó bằng thuốc bột hoặc các loại dung dịch EC tương tự. Hỗn hợp đất thuốc phải được đầm chặt và có lớp bảo vệ ở bề mặt. Trong quá trình lấp, nhặt bỏ rễ cây, các mảnh gỗ, gạch đá có kích thước to ra khỏi hào. Nếu có cốt pha kẹt không tháo bỏ được phải phun xử lý bằng thuốc bảo quản.
– Hoàn trả lại mặt bằng công trình tại vị trí hàng rào phòng mối sau khi đã hoàn thành công việc xử lý hoá chất phòng chống mối.
3.2: Xử lý tạo hào chống mối bên trong công trình (Hào bao trong).
– Tác dụng của biện pháp: Hình thành hàng rào, mạng lưới hoá chất lưu tồn tại phần đất sát chân tường phía trong công trình nhằm bổ trợ cho hào bao ngoài để ngăn chặn, cản trở mối xâm nhập từ bên ngoài vào trong công trình hoặc từ dưới nền dất theo tường lên phần trên của công trình theo hướng tiếp xúc, xâm nhập bằng cách tạo ra hệ thống đường đi ngầm trong tường nhà tiếp đất phía ngoài ở mặt nền công trình.
– Biện pháp xử lý: Với thuốc dạng lỏng: Đào hào sát chân tường rộng 30 – 50cm, sâu 40 -50cm hoặc tạo lỗ sâu từ 15cm đến 25cm, số lượng lỗ từ 15 lỗ đến 20 lỗ trên 1m2 của rãnh, hàng lỗ thứ nhất cách chân tường móng 5cm (Nếu là đất cát, đất xốp thuốc có thể tự thấm xuống, không phải tạo lỗ) sau đó đổ dung dịch thuốc xuống mặt hào, rãnh và lỗ rồi lấp lại.
+ Đối với thuốc dạng bột: Đào rãnh sát chân tường rộng 30 cm, sâu từ 30 cm đến 40 cm kể từ mặt lớp đất hoàn thiện, đất đào lên được trộn đều với thuốc bột sau đó lấp lại. Ở nơi đất lẫn đá, gạch vỡ được phép rải thuốc theo từng lớp cách nhau từ 5 cm đến 7cm.
– Hoàn trả lại mặt bằng công trình tại vị trí hàng rào phòng mối bao trong công trình sau khi đã hoàn thành công việc xử lý hoá chất phòng chống mối
3.3. Xử lý mặt nền chống mối công trình:
– Tác dụng của biện pháp: Hình thành hàng rào, mạng lưới chất tồn lưu phổ quát toàn bộ diện tích nền tầng 1 công trình; ngăn chặn mối xâm nhập từ nền đất vào công trình theo hướng từ dưới lên bằng cách tạo ra hệ thông đường đi ngầm trong nền tầng 1 công trình.
– Thuốc dạng lỏng: Tạo lớp dung dịch thuốc đều trên mặt nền đất trước khi đổ bê tông lót và/hoặc lát gạch, đá, gỗ… để hoàn thiện
– Thuốc dạng bột: Rải lớp thuốc đều trên nền đất trước khi đổ bê tông lót và/hoặc lát gạch, đá, gỗ…để hoàn thiện
3.4. Xử lý phòng chống mối mặt tường bên trong, bên ngoài công trình:
– Tác dụng của biện pháp: Hình thành hàng rào mạng lưới hóa chất tồn lưu phổ quát tại các bề mặt bên trong, tường tường bên ngoài tầng 1 công trình; ngăn chặn mối xâm nhập vào công trình bằng các tạo ra hệ thống đường đi ngầm trong tường tường công trình.
– Biện pháp xử lý: Dùng dung dịch thuốc phòng chống mối (EC) phun đều lên các mặt tường trong và tường ngoài ngăn tạo thành màng kín trước khi trát vữa nhằm ngăn chặn mối đi lại và trú ngụ ở bên trong tường. Chiều cao cần phun là 2,0m tính từ cốt nền, sàn nhà.
3.5. Xử lý phòng chống mối sàn các tầng công trình:
– Tác dụng của biện pháp: Hình thành hàng rào, mạng lưới chất tăng cường tồn lưu phổ quát toàn bộ diện tích sàn các tầng công trình; ngăn chặn mối xâm nhập vào công trình theo hướng từ dưới lên bằng cách tạo ra hệ thông đường đi ngầm trong sàn, tường các tầng công trình.
– Thuốc dạng lỏng: Tạo lớp dung dịch thuốc đều trên mặt nền đất trước khi đổ bê tông lót và/hoặc lát gạch, đá, gỗ… để hoàn thiện
– Thuốc dạng bột: Rải lớp thuốc đều trên nền đất trước khi đổ bê tông lót và/hoặc lát gạch, đá, gỗ…để hoàn thiện
* Cam kết của nhà thầu:
– Kỹ sư, công nhân với trình độ chuyên môn đã được qua đào tạo, kinh qua thực tế thi công phòng chống mối cho nhiều loại, dạng công trình với công năng khác nhau;
– Hóa chất, thuốc phòng chống mối nằm trong Danh mục được Nhà nước cho phép lưu hành rộng rãi, xuất xứ từ các nước, nhà sản xuất danh tiếng;
– Hồ sơ dự thầu, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán…chuẩn theo các quy định của nhà nước về thầu, thanh quyết toán, hóa đơn GTGT (Vat) điện tử hợp chuẩn;
– Công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ…đảm bảo theo đúng pháp lệnh nhà nước;
– Bảo hành, bảo trì miễn phí dài hạn: Từ 36-60 tháng.
Ghi chú: Bản quyền nội thuộc thuộc Cty TNHH Phòng trừ Mối và Khử trùng, nghiêm cấm sao chép sử dụng dưới mọi hình thức.
Trân trọng.
〉〉 Diệt mối tận gốc | Phòng mối xâm nhập | Phun thuốc Muỗi, Ruồi, Gián, Kiến… | Khử trùng kho tàng, nhà xưởng | Tư vấn, thiết kế phòng chống mối – khử trùng | Buôn bán thuốc, vật tư xử lý mối, côn trùng gây hại… | ĐT: 0243.7.647.459 * 0913 092 912
CÔNG TY TNHH PHÒNG TRỪ MỐI VÀ KHỬ TRÙNG – TERPESTCO. (Since 1997)
Trụ sở: Số 66, ngõ 205, tổ 14, đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội | VPDG: P 905, tòa nhà CT 4-5, ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội | ĐT: 0243.7.647.588 – 0243.7.647.459 – 0913 092 912 | Email: chongmoivakhutrung@gmail.com | Dietmoivietnam.com.vn | Terpestco.Since 1997 – Thương hiệu mạnh về chống mối, khử trùng tại Việt Nam.